Giác hút chân không – Giải pháp nâng tầm ứng dụng tự động hóa
Giác hút chân không được coi như là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tự động hóa cho quy trình sản xuất, giúp nâng cao hiệu suất và giảm chi phí sản xuất một cách đáng kể. Theo Tập đoàn tư vấn Boston (BCG), một thành viên của nhóm “Big Three”, các nhà máy có thể tăng 35% hiệu suất làm việc và giảm 20% chi phí sản xuất, chỉ nhờ vào ứng dụng tự động hóa. Vậy, giác hút chân không là gì? Chúng đóng góp như thế nào vào công cuộc tự động hóa các ngành công nghiệp đương đại? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Giác hút chân không là gì? Lợi ích của giác hút chân không
Khái niệm
Giác hút chân không là các phụ kiện có dạng núm, cốc, hay phễu; được gắn vào các thiết bị sử dụng lực hút chân không để vận hành. Được hoạt động theo nguyên lý tự động hóa 100% “pick and place”, nghĩa là gắp và đặt, giác hút chân giúp việc di chuyển vật liệu trở nên an toàn, hiệu quả hơn bao giờ hết.
Giác hút chân không là mắt xích trong quy trình xử lý, đóng gói và vận chuyển vật liệu.
Lợi ích
Gọi giác hút chân không là “chìa khóa”, là “mắt xích” bởi chúng chính là phụ kiện then chốt, đem lại nhiều kết quả ưu việt cho các nhà xưởng. Cụ thể như:
- Giảm tỉ lệ hư hỏng sản phẩm: Các giác hút sẽ chỉ sử dụng một lực hút vừa đủ để nhấc các bề mặt. Hơn thế, chúng thường được thiết kế kèm các đệm cao su, tạo nên tiếp xúc nhẹ nhàng mà hiệu quả, tránh tối đa các trường hợp gây xước vỡ sản phẩm.
- Linh hoạt, đa năng: Các loại giác hút thường hoạt động tốt trên các bề mặt phẳng. Tuy nhiên, một vài loại giác hút được thiết kế nhiều tầng như đàn accordion (đàn phong cầm) còn có thể bám dính trên các bề mặt cong hoặc không bằng phẳng khác.
- An toàn lao động: Bằng việc tự động hóa 100% quy trình “pick and place”, các nhà xưởng hiện đã có thể loại bỏ lao động thủ công tại các quy trình vận chuyển vật nặng và cồng kềnh, giúp giảm thiểu nguy cơ thương tích của người lao động khi mang vác vật nặng.
- Tối ưu hiệu suất: Tỉ lệ phế phẩm thấp, tiết kiệm chi phí lao động thủ công, giảm thời gian chu kỳ sản xuất; đều là kết quả của việc sử dụng giác hút chân không trong quy trình vận hành.
Cải tiến giác hút chân không – Giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp
Giác hút chân không đã xuất hiện và thay đổi cục diện ngành công nghiệp thế giới từ năm 1868. Các loại giác hút truyền thống thường được làm bằng cao su hoặc nhựa PVC, tuy nhiên, các chất liệu này lại không đảm bảo độ bền cũng như là khả năng thích ứng với nhiều bề mặt chất liệu khác nhau.
Công nghệ vật liệu hiện đã tiên phong mở lối cho các giác hút với nhiều loại chất liệu tiên tiến mới nhằm nâng tầm ứng dụng của loại phụ hút chân không này. Một số loại chất liệu được nghiên cứu và đưa vào thực tế có thể kể đến như:
- Composite (Vật liệu hỗn hợp): Loại vật liệu này là sự kết hợp ưu điểm của nhiều loại vật liệu khác nhau, phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ bền và độ chịu tải cao. Một ưu điểm nổi trội của loại vật liệu này là trọng lượng nhẹ, ví dụ, composite polymer gia cường sợi carbon (Carbon Fiber Reinforced Polymer, CFRP) có độ bền cao gấp 5 lần thép nhưng chỉ nặng bằng ¼.
- Polyme chuyên dụng: Vật liệu này thường ưu tiên sử dụng trong môi trường chứa hóa chất mạnh và nhiệt độ cao bởi khả năng thích ứng, chống hóa chất và nhiệt độ khắc nghiệt, chống mài mòn. Ví dụ điển hình cho vật liệu này là Polyurethane (PU), thành phần được cho là bền hơn 3-4 lần so với các sản phẩm từ cao su hoặc các vật liệu polyme khác.
Cách lựa chọn và bảo quản giác hút chân không
Lựa chọn loại giác hút phù hợp
Để đạt được hiệu suất tối đa cũng như là sử dụng nguồn chi phí hiệu quả, người dùng cần xác định rõ loại giác hút phù hợp cho quy trình sản xuất. Tiêu chí chính và quan trọng nhất mà người dùng cần quan tâm đó chính là hình dáng giác hút
Hiện nay, hầu như mỗi loại bề mặt đều đã có một loại giác hút “dành cho riêng mình”. Ví dụ, đối với các bề mặt phẳng, nên chọn giác hút phẳng tròn. Đối với các bề mặt phôi dài và hẹp, nên ưu tiên sử dụng giác hút hình bầu dục bởi chúng hỗ trợ giảm trấn. Đối với các bề mặt cong hoặc không bằng phẳng, giác hút “đàn phong cầm” là lựa chọn số 1 để bù chiều cao khi hút sản phẩm.
Ngoài bề mặt sản phẩm, người dùng cũng có thể tham khảo thêm một số tiêu chí khác như kích thước, lực hút, chất liệu,… của giác hút để tối ưu hóa hiệu quả của loại phụ kiện này.
Cách bảo quản giác hút chân không
Môi trường làm việc công nghiệp thường chứa rất nhiều bụi bẩn, hóa chất hay độ ẩm cao. Vấn đề này tưởng chừng như vô hại đối với các loại giác hút “vô tri”, nhưng thực tế, chúng lại trực tiếp làm giảm độ bám dính của giác hút và tăng rủi ro khi vận hành hệ thống nhấc hút chân không.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng giác hút, cần lưu ý vào quá trình bảo quản chúng, dưới đây là một vài mẹo cho bạn tham khảo:
- Vệ sinh: Loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn sau khi sử dụng, hạn chế tiếp xúc với hóa chất trong quá trình lau rửa và đảm bảo giác hút được sấy khô trước khi cất giữ
- Bảo quản: Giác hút cần được bảo quản ở nhiệt độ lý tưởng từ 10°C đến 40°C với độ ẩm dưới 70%. Người dùng nên đặt thiết bị ở những nơi tránh va đập mạnh để tránh trường hợp rách hoặc méo, làm hỏng cấu trúc sản phẩm.
- Lưu ý khác: Người dùng nên thường xuyên kiểm tra giác hút để đảm bảo chất lượng sản phẩm và sẵn sàng thay thế khi cần thiết. Bên cạnh đó, người dùng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, cũng như là tham khảo cách lựa chọn và sử dụng phụ kiện để đảm bảo an toàn lao động.
Công ty cổ phần Bách Liên – VietMRO là một trong những địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các thiết bị điều khiển và tự động hóa. Với tầm nhìn đổi mới trong chuỗi cung ứng hàng hóa công nghiệp dựa trên sức mạnh của công nghệ, chúng tôi mong muốn tạo ra một trang web tiêu biểu cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ MRO cho các nhà máy sản xuất, tổ hợp thương mại, cũng như các dự án xây dựng… Đây sẽ là nơi mà tất cả các nhu cầu mua sắm cho hoạt động sản xuất được đáp ứng chỉ trong “1 chạm”. Liên hệ ngay tới hotline 096.394.1881 để biết thêm thông tin hữu ích khác.