Đồ gá là gì? Phân biệt đồ gá jig và đồ gá fixture
Đã bao giờ bạn thắc mắc, tại sao những chi tiết kim loại kích cỡ rất bé vẫn đảm được sự đồng nhất và chính xác cao, như “đúc cùng một khuôn”? Câu trả lời nằm ở đồ gá, một thiết bị “bất di bất dịch” trong ngành cơ khí chính xác. Theo ASME (Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ), đồ gá đóng góp tới 70% tỷ lệ thành công trong các thao tác gia công trong ngành công nghiệp chế tạo thiết bị kim loại này. Vậy, bạn biết gì về loại dụng cụ này? Hãy cùng dành ít để khám phá về đồ gá trong bài viết dưới đây nhé
Đồ gá là gì? Lợi ích của đồ gá
Khái niệm
Là một thiết bị không thể thiếu trong ngành cơ khí yêu cầu độ chính xác gần như tuyệt đối, đồ gá giúp cố định và định vị các chi tiết gia công trong suốt quá trình chế tạo. Cụ thể,
- Cố định: Đồ gá hoạt động theo nguyên lý kẹp chặt, cố định các chi tiết đang gia công để đảm bảo chúng không bị dịch chuyển, tránh sai lệch và rung lắc trong quá trình thi công.
- Định vị: Không chỉ hỗ trợ cố định, đồ gá còn có chức năng hỗ trợ tìm vị trí của phôi, đảm bảo độ chính xác về kích thước và hình dạng cho các thao tác gia công tiếp theo.
Lợi ích
Với mục đích “ra đời” nhằm phục vụ yêu cầu về độ chính xác cao của ngành gia công cơ khí, đồ gá đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho ngành công nghiệp then chốt này. Dưới đây là một vài diểm tiêu biểu
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động: Nhờ tính năng tự động hóa, hỗ trợ định vị chính xác của đồ gá, các thao tác gia công được thực hiện nhanh chóng hơn, chính xác hơn. Điều này giúp hạn chế sai sót, rút ngắn thời gian sản xuất và sửa chữa.
- Tiết kiệm chi phí: Các chi tiết kim loại có độ chính xác cao, ít phế phẩm đóng góp vào việc giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo hành cũng như giảm tiêu hao vật liệu trong quá trình sản xuất.
- Đảm bảo an toàn lao động: Các chi tiết khi được đồ gá cố định sẽ hạn chế bị văng ra trong quá trình gia công, đảm bảo an toàn cho công nhân sử dụng máy.
Phân biệt đồ gá jig và đồ gá fixture
Jig và fixture đều được gọi chung là đồ gá, tuy nhiên, chức năng của chúng có đôi phần khác biệt nên mới được chia thành hai dụng cụ khác nhau. Người dùng có thể phân biệt hai loại đồ gá này dựa vào các tiêu chí dưới đây.
Phân loại theo đặc điểm cấu tạo
Điểm khác nổi bật của jig và fixture có thể xét đến đặc điểm cấu tạo của chúng. Thông thường, jig thường có trọng lượng nhẹ hơn fixture, nhưng cấu tạo lại cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Jig có thể được gắn vào bàn máy và tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ cắt. Fixture thì ngược lại, chúng có thiết kế ít phức tạp hơn, luôn luôn được gắn vào bàn máy và không bao giờ tiếp xúc với dụng cụ cắt.
Dưới đây là bảng phân loại mà bạn đọc có thể tiện tham khảo
Jig | Fixture |
Thường được gắn vào bàn máy | Luôn luôn được gắn vào bàn máy |
Thường có trọng lượng nhẹ hơn | Thường nặng hơn |
Thiết kế phức tạp | Thiết kế ít phức tạp hơn |
Tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ cắt | Thường được tiếp xúc với dụng cụ cắt |
Phân loại theo công dụng, vai trò
Tuy đều là đồ gá nhưng mỗi loại thiết bị này lại đảm bảo một vai trò khác nhau. Nếu chức năng chính của jig chủ yếu là để định vị phôi và hướng dẫn dụng cụ cắt thì fixture thường được sử dụng nhằm mục đích giữ cố định chi tiết gia công. Bạn đọc có thể tham khảo bảng dưới đây để dễ dàng hình dung
Jig | Fixture |
Dẫn hướng dụng cụ cắt, kẹp chặt, hỗ trợ định vị phôi | Kẹp chặt, hỗ trợ định vị phôi |
Sử dụng trong các hoạt động khoan, khoét, taro và doa | Sử dụng trong các hoạt động phay, tiện, mài, bào, tạo hình |
Sử dụng nhiều trong máy khoan | Sử dụng nhiều trong cả máy phay, máy mài |
Như bạn có thể thấy, công dụng của jig sẽ đa dạng hơn fixture. Đó cũng chính là lý do mà jig được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn, dù có giá thành cao hơn so với fixture.
Sản xuất đồ gá bằng ứng dụng in 3D
Có thể bạn đã quen thuộc với các loại đồ gá kim loại cồng kềnh, phức tạp, sử dụng trong các ngành công nghiệp chế tạo nặng. Không thể phủ nhận được hiệu quả nổi bật của các “khối rubik kim loại” này, tuy nhiên, với các ngành sản xuất nhẹ nhàng hơn, ví dụ như đóng giày, sản xuất đồ chơi, đồ thủ công,… người dùng lại không ưu tiên những dụng cụ nặng nề, khó lắp ráp, khó di chuyển. Chính vì vậy mà 3 tiêu chí “nhanh – gọn – nhẹ” lại được đặt lên đầu.
Công nghệ in 3D chính là chìa khóa cho giải pháp trên bởi nó cho phép tạo ra cấu trúc rỗng, làm giảm trọng lượng của sản phẩm mà không ảnh hưởng đến độ bền. Chính vì t hế, in 3D có thể sản xuất ra các loại đồ gá bằng nhựa, composite hay thậm chí là kim loại nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí “nhẹ”. Mặt khác, nói in 3D là giải pháp “nhanh – gọn” cho ngành sản xuất bởi nó chỉ tốn vài giờ là có thể hoàn thiện hoặc tùy chỉnh tùy theo thiết kế của sản phẩm mong muốn.
Nhìn chung, in 3D mở ra nhiều cơ hội trong việc sản xuất đồ gá, góp phần nâng thiết bị này lên một tầm cao mới và đưa chúng vào nhiều lĩnh vực ứng dụng thực tiễn hơn.
VietMRO là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các mặt hàng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa cho các nhà máy đầu tư nước ngoài và các nhà máy trong nước như: Canon, Panasonic, Vinfast, Formosa, Kangaroo ...
Với đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm kết hợp với công nghệ hiện đại và dịch vụ chuyên nghiệp, Công ty cổ phần Bách Liên - VietMRO sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng trong công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, vật tư tiêu hao cho sản xuất.