Kiến thức kỹ thuật

Top 5 phương pháp làm sạch khuôn ép hiệu quả, chuyên nghiệp

Khi dây chuyền sản xuất bị tắc nghẽn, hoặc các thiết bị, dụng cụ khuôn ép xuất hiện nhiều nấm mốc, vết bẩn sau quá trình sản xuất, … việc làm sạch khuôn ép khi này là cần thiết. Trên thực tế, có năm phương pháp phổ biến được sử dụng để làm sạch khuôn ép, mỗi phương pháp đều mang lại lợi ích và ứng dụng riêng. Hãy cùng VietMRO tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
04 - pid285092 top 5 phuong phap lam sach khuon ep hieu qua chuyen nghiep

Khi dây chuyền sản xuất bị tắc nghẽn, hoặc các thiết bị, dụng cụ khuôn ép xuất hiện nhiều nấm mốc, vết bẩn sau quá trình sản xuất, … việc làm sạch khuôn ép khi này là cần thiết.

Phương pháp làm sạch khuôn ép đóng một vai trò không nhỏ trong việc tăng hiệu suất và tuổi thọ của khuôn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa và tránh gây thiệt hại cho khuôn, cần phải áp dụng các phương pháp làm sạch phù hợp và hiệu quả. Trên thực tế, có năm phương pháp phổ biến được sử dụng để làm sạch khuôn ép, mỗi phương pháp đều mang lại lợi ích và ứng dụng riêng. Hãy cùng VietMRO tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Một, làm sạch khuôn ép thủ công

Đây là phương pháp truyền thống được nhiều người sử dùng. Phương pháp này sử dụng hóa chất để loại bỏ cặn bẩn và khoáng chất từ bề mặt khuôn. Có thể áp dụng thông qua việc tắm hóa chất và chà thủ công. Phương pháp này có khả năng loại bỏ hiệu quả các vết bẩn khó nhìn thấy, các vết cặn, gỉ bị ăn mòn trên khuôn. Tuy nhiên, đối với các dạng khuôn ép lớn và nhiều chi tiết lắp ráp, phương pháp làm sạch thủ công này sẽ tiêu tốn thời gian hơn bình thường.

Trước khi dùng hóa chất để làm sạch khuôn ép, người vệ sinh khuôn cần làm sạch tay và đeo các trang bị bảo hộ phù hợp. Chọn loại hóa chất, tháo từng chi tiết của khuôn và bắt đầu làm sạch. Các dung dịch làm sạch sau khi tiếp xúc với vết bẩn trên khuôn như cặn vật liệu hay nấm mốc sẽ xảy ra các phản ứng hóa học liên tiếp. Sử dụng bàn chải mềm để chà lên bề mặt khuôn, sau đó làm sạch khuôn khỏi các vết bẩn đã bị tách ra. Cuối cùng là lau khô các chi tiết của khuôn.

Hình 1. Làm sạch khuôn bằng cách thủ công

Hai, làm sạch mold bằng siêu âm (Ultrasonic immersion)

Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm (tần số trên 20.000 Hz) để tạo bọt và chà sạch hiệu quả các bề mặt khuôn. Ngoài ra, hóa chất làm sạch được sử dụng trong phương pháp này là những dung dịch kiềm mạnh (NaOH) hoặc là dung dịch có tính axit nhẹ (C6H8O7 – axit citric nồng đọ thấp). Điểm mạnh của phương pháp này là khả năng làm sạch kỹ lưỡng, đặc biệt là trong các khu vực khó tiếp cận. Tuy nhiên, cách này đối với một số loại cặn cứng đầu sẽ khó loại bỏ, và yêu cầu các nhân viên cần làm nóng nước hoặc ngâm khuôn trước khi làm sạch.

Hiện nay có nhiều loại máy móc, hệ thống làm sạch siêu âm chất lượng trên thị trường cung cấp giải pháp làm sạch này. Hệ thống máy móc này có nhiều ưu điểm trong việc làm sạch khuôn như: thân thiện với môi trường, ít ồn ào, dễ dàng bảo trì, tiết kiệm nhân công vệ sinh, khả năng loại bỏ đến 90% vết bẩn mà không gây tổn hại đến vật liệu khuôn, … Mức độ làm sạch thường được đo bằng đơn vị kHz, nếu kHz càng cao thì khả năng làm sạch càng ít, càng thấp thì mức độ ồn càng cao. Thông thường các hệ thống làm sạch bằng siêu âm sẽ có mức độ kHz là 30 hoặc 40.

Hình 2. Làm sạch khuôn bằng siêu âm

Ba, phương pháp làm sạch bằng đá khô (Dry ice blasting)

Phương pháp này thường được sử dụng để làm sạch khuôn trước khi lắp đặt vào máy móc hoặc chuỗi dây chuyển sản xuất. Việc sử dụng đá khô giúp loại bỏ cặn bẩn một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không gây hỏng cấu trúc của khuôn.

Đây là phương pháp làm sạch không mài mòn, thường được áp dụng cho các khuôn ép và khuôn đúc lốp ô tô nhờ khả năng làm sạch hiệu quả. Phương pháp này sử dụng các viên carbon dioxide rắn (CO2 rắn) nhỏ, được phun ở tốc độ cao, giúp loại bỏ cặn và vết bẩn một cách nhanh chóng. Kỹ thuật này không chỉ mang lại hiệu quả làm sạch cao mà còn bảo vệ bề mặt khuôn, kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Hình 3. Phương pháp làm sạch khuôn ép bằng đá khô

Bốn, làm sạch bằng cát mềm (Soft plastic media blasting)

Cát mềm hay còn gọi là soft plastic media blasting, là một loại cát được làm từ vật liệu nhựa tổng hợp. Loại cát này sử dụng rất tốt để làm sạch các loại khuôn ép bởi nó có độ cứng vừa phải nên không làm ảnh hưởng đến vật liệu của khuôn.

Nó được sử dụng để làm sạch các bộ phận của khuôn mà không ảnh hưởng đến vật liệu, bề mặt hay cấu trúc và độ bóng. Ưu điểm của cát mềm là hầu như không sinh bụi, có khả năng tái sử dụng nhiều lần giúp tiết kiệm chi phí vệ sinh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là gây ra tiếng ồn lớn mỗi khi hoạt động, các nhân viên vệ sinh cần bảo vệ đôi tai thật tốt khi sử dụng.

Hình 4. Làm sạch khuôn bằng cát mềm

Năm, làm sạch khuôn ép bằng laze

Sử dụng tia laser để đốt cháy các chất ô nhiễm, vệt bẩn và làm sạch bề mặt kim loại là một phương pháp tiên tiến và hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc loại bỏ các vết cặn cứng đầu và làm sạch khuôn một cách nhanh chóng.

Loại cặn bẩn bám trên các khuôn ép có thể là loại chứa các thành phần hóa học, hoặc cũng có thể là loại có đặc tính vật lý. Nhiều loại vật liệu nhựa chứa chất ổn định, chất độn hoặc chất phụ gia khác có thể để lại cặn dầu mỡ, sáp vàng hoặc rỉ sét lại trên khuôn sau sản xuất. Nhiều loại nhựa khác như PVC lại tạo ra khí hydro clorua (HCl) có tính ăn mòn cao … Ngoài ra, các vệt nấm mốc cũng sẽ trở thành vấn đề đáng lo ngại nếu quá lâu không được xử lý. Vì vậy, việc chọn lựa và phối hợp phương pháp làm sạch khuôn ép phù hợp là điều cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất.

Công ty cổ phần Bách Liên – VietMRO là một trong những địa chỉ uy tín được cấp phép kinh doanh các vật tư hóa chất công nghiệp. Với tầm nhìn đổi mới trong chuỗi cung ứng hàng hóa công nghiệp dựa trên sức mạnh của công nghệ, chúng tôi mong muốn tạo ra một trang web tiêu biểu cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ MRO cho các nhà máy sản xuất, tổ hợp thương mại, cũng như các dự án xây dựng… Đây sẽ là nơi mà tất cả các nhu cầu mua sắm cho hoạt động sản xuất được đáp ứng chỉ trong “1 chạm”. Liên hệ ngay tới hotline 096.394.1881 để biết thêm thông tin hữu ích khác.

Hình 5. Làm sạch khuôn bằng laze

Nguồn: Steve Johnson (MoldMaking Technolog)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *